Kết quả tìm kiếm cho "đón Tết vui tươi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1847
Theo UBND tỉnh An Giang, năm nay, Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer diễn ra từ ngày 13 đến 15/4. Nhằm chăm lo, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đón Tết theo tinh thần vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, tỉnh sẽ tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, chúc mừng và tặng quà nhân dịp Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Ngày 4/4, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám dẫn đầu đoàn công tác Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại chùa Sê Rây Ong Chum (chùa Ong, thị trấn Ba Chúc) và chùa Onh Đôn Thlcâu (chùa Sóc Tức, xã Lê Trì). Cùng đi với đoàn có lãnh đạo thị trấn Ba Chúc và xã Lê Trì.
Tròn 5 năm Nhà Văn hóa lao động tỉnh (gọi tắt là nhà văn hóa) đưa vào hoạt động, nơi đây trở thành điểm sinh hoạt lý tưởng, tập luyện thể thao hàng ngày và tham gia các lớp học đa dạng cho mọi thành phần, lứa tuổi. Mỗi ngày, có hàng trăm người đến tập luyện. Riêng ngày cuối tuần có thể tăng số lượng đột biến, tạo không gian sinh hoạt náo nhiệt, tràn đầy năng lượng.
Những năm qua, phong trào thanh, thiếu nhi trong huyện Châu Thành có sự chuyển biến tích cực, với nhiều hoạt động thiết thực. Thông qua các phong trào, xuất hiện nhiều gương thiếu nhi tiêu biểu, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ…
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 24/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với UBND huyện Tri Tôn về việc triển khai kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV năm 2025.
Vĩnh Hội Đông là một xã biên giới của huyện An Phú. Đời sống người dân tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn. Để sẻ chia khó khăn ấy, tăng thêm mối gắn bó giữa người dân và “Bộ đội cụ Hồ”, nhiều hoạt động thiết thực được trao gửi.
Vĩnh Xương là xã biên giới duy nhất của TX. Tân Châu, nhộn nhịp bởi Cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông Vĩnh Xương, tiếp giáp với xã Kaorm Samnor (tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia). Vị trí địa lý thuận lợi cả đường sông lẫn đường bộ, giúp đời sống người dân 2 bên biên giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự tuyến biên giới ở địa bàn.
Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
Thường xuyên rèn luyện, sinh hoạt trong môi trường quân ngũ khép kín, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) rất cần những hoạt động văn hóa - văn nghệ “tưới tắm” tâm hồn. Hiểu được nhu cầu ấy, nhiều chương trình văn nghệ được biểu diễn lưu động, vào đến tận đồn biên phòng, hát cho chiến sĩ nghe.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.